Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Trong phương án giá điện 2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã yêu cầu khoản lỗ 8.000 tỷ đồng của EVN chưa tính vào giá điện, phải chờ khi có kiểm toán con số lỗ mới chính xác.
Trả lời báo giới xung quanh về Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Ông Đinh Quang Tri- Phó Tổng giám đốc EVN đã giải đáp khá chi tiết liên quan tới việc cấu thành giá điện trong năm 2011.
Không tính các khoản lỗ của EVN vào giá điện 2011
PV: Trong năm 2010, EVN công bố con số lỗ 8.000 tỷ đồng do mua điện giá cao. Vậy việc giá điện có thể điều chỉnh từ 1/6 tới đây, các chi phí này và một số chi phí khác có được tính vào chi phí giá bán hay không, thưa ông?.
Ông Đinh Quang Tri: Trong đề án mà bộ Công Thương phê duyệt sắp tới, Bộ sẽ có công bố số liệu cụ thể. Các khoản treo mà EVN chưa hạch toán vào giá điện hiện nay gồm 2 phần: một là khoản lỗ 2010. Trong phương án giá điện 2010, tính thiếu hụt so với mức EVN thực hiện là trên 11.000 tỷ đồng, tức là EVN phải chi do lượng phát dầu tăng lên, do phải mua giá cao của các nhà khai thác khác, số tiền tăng lên là hơn 11.000 tỷ so với phương án mà chính phủ duyệt trước đó. Nhưng thực tế khoản lỗ của EVN trong 2010, theo sơ bộ tính toán thì chỉ khoảng hơn 8.000 tỷ, do chúng tôi đã yêu cầu các công ty cắt giảm một loạt các chi phí. Toàn bộ các công ty truyển tải, công ty phân phối chúng tôi cắt hết khoản lợi nhuận mà trước đây dự kiến cho họ , cho nên chi phí đã giảm khoảng trên 3.000 tỷ đồng, lỗ chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng.
Trong phương án giá điện 2011, EVN chưa tính số lỗ trên vào giá điện. Cục điều tiết Điện lực đã yêu cầu phải chờ đến khi có kiểm toán thì con số đó mới chính xác. Hiện nay kiểm toán đang làm việc, dự cuối tháng 5 đầu tháng 6 mới có con số kiểm toán chính thức. Lúc đó căn cứ vào nghị định 24 và thông tư sắp tới được Bộ ban hành, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ về kế hoạch phân bổ chi phí đó như thế nào sau các đợt tăng giá điện tới.
Khoản chênh lệch thứ 2 là chênh lệch tỷ giá. Theo chế độ kế toán chung thì các khoản chênh lệch tỷ giá này phải hạch toán vào chi phí trong sản xuất kinh doanh. Nhưng trong giá điện, các Bộ ngành cũng không dự báo được tỷ giá sẽ lên bao nhiêu trong thời gian tới cho nên không chấp nhận đưa vào giá điện . Do vậy, chúng tôi cũng đã trình Chính phủ trong năm 2008,2009 và 2010, cho phép EVN trích các khoản đã đến hạn trả vào trong giá thành, còn các khoản chênh lệch tỷ giá mà chưa đến hạn trả thì cho phép trích dần theo đó.
Theo bản chất kinh tế, nếu hạch toán sự chênh lệch của tỷ giá vào giá điện ngay thì sẽ đội giá lên rất lớn. Ví dụ, có những khoản EVN vay của WB ít nhất là 20-25 năm, nếu chênh lệch tỷ giá hạch toán ngay vào trong 1 năm thì chi phí giá thành sẽ quá cao. Chúng tôi cũng thấy là đối với phần chênh lệch tỷ giá mà đưa ngay vào giá điện thì chính phủ nên có lộ trình cho EVN phân bổ từng bước, để giảm bớt sức ép tăng giá điện . Còn đối với tài chính của EVN, nếu cho phép EVN hạch toán các khoản đến hạn trả nợ thì sẽ ổn, đảm bảo khả năng thanh toán.Hiện nay quan điểm của các nhà hoạch định chính sách, kế toán thì cũng đang còn tranh luận,chúng tôi cũng đang có đề nghị với Bộ Tài chính để hướng dẫn vấn đề này.
PV:Theo dự kiến của Bộ Công Thương, Thông tư hướng dẫn Quyết định 24/2011/QĐ-TTg có thể sẽ được ban hàng trong tháng 5 tới, vậy EVN đã có dự định tăng giá trong đầu tháng 6 tới?
-Đối với phương án giá điện 2011, chúng tôi không thể khẳng định thời điểm nào tăng giá
điện trong các kỳ tới. Về mặt lý thuyết cứ 3 tháng thì chúng tôi có quyền điều chỉnh, nhưng chúng tôi thấy trước hết vẫn phải chờ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, xem là cách tính sẽ như thế nào, chúng tôi sẽ tuân thủ theo như thế đó.
Hiện EVN cũng đang phải cân nhắc thời điểm tăng giá và tính làm sao người dân có thể chịu đựng được. Thứ 2 nữa là cũng phải xét đến EVN là một Tập đoàn nhà nước nên cũng phải theo chỉ đạo của chính phủ. Thời điểm nhạy cảm thì cũng phải nghiên cứu, cân nhắc, cho nên tôi cũng không thể khẳng định từ 1/6 giá sẽ tăng. Cá nhân tôi nghĩ 1/6 chắc cũng không kịp vì hiện chưa có Thông tư hướng dẫn.
EVN không muốn giữ các Tổng công ty phát điện
PV:Để minh bạch hoá thị trường điện, EVN có lộ trình để tách các Tổng công ty phát điện (GENCO) ra khỏi EVN như thế nào, thưa ông?.
Chúng tôi đã rất nhiều lần báo cáo Bộ Công thương, là rất muốn thị trường hoá nhanh. Bảnthân EVN cũng không muốn giữ các Tổng công ty phát điện (GENCO), chính vì thế EVN đã có văn bản chính thức trình Thủ tướng Chính phủ cho tách, để minh bạch và EVN chỉ là người mua điện. Tuy vậy, với tình hình như hiện nay nếu các GENCO tách ra, họ khó thu xếp được vốn và nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới là hiện hữu.
Nếu tách các nhà máy điện đang xây dựng hiện này ra khỏi EVN thì các ngân hàng sẽ dừng cho vay vốn.Các dự án mới là không thể vay được, thậm chí các dự án đang vay vốn mà bây giờ chuyển đổi người vay là EVN sang một công ty khác, Ngân hàng sẽ không đồng ý. Cho nên đề án trình Chính phủ đó đang phải chuyển đổi lại. Thủ tướng Chính phủ cho rằng phải để khi nào GENCO đủ năng lực lúc đó mới tách ra khỏi EVN.Thời gian đầu thì không tách, sau đó khoảng 3 năm (về nguyên tắc muốn cổ phần hoá được phải 3 năm), báo cáo tài chính của GENCO đó đủ mạnh thì mới cổ phần hoá được.
Với thị trường điện, EVN rất muốn nhiều người cùng làm. Với giá điện theo quyết đinh 24/20112Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì sẽ mở ra một hướng là nhiều doanh nghiệp sẵn sáng đứng ra để bỏ vốn đầu tư vào. Chứ nếu cứ theo cái giá cố định như trước đây, trong khi đó một loạt giá đầu vào thay đổi…thì nhiều công ty phát điện không trả nợ được . Bởi, lúc ký hợp đồng với EVN thì tỷ giá thấp (11-12 nghìn đồng/USD) nay tỷ giá tăng cao (21 nghìn đồng/USD). Không điều chỉnh thì các công ty đó không thể sản xuất được. Họ không sản xuất được thì chúng tôi lấy đâu ra điện để bán.
(VNMedia)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.